Tháng 7 vừa qua, vợ chồng tiền vệ Nguyễn Quang Hải và nàng WAG Chu Thanh Huyền đã hạnh phúc đón con trai đầu lòng chào đời. Nhóc tỳ có tên thật là Nguyễn Quang Minh, biệt danh Lido. Sau khi công khai cận cảnh gương mặt con trai, Chu Thanh Huyền cũng chăm chỉ chia sẻ cuộc sống bỉm sữa lên mạng xã hội.


Đặc biệt, mới đây, nàng Wags trả lời thắc mắc của mọi người về vết bớt đỏ trên trán của con trai. Không chỉ có trên trán, dưới chân Lido cũng có một vết bớt màu xanh nữa. Rất nhiều mẹ đã hỏi về điều này, lo lắng liệu vết ấy có biến mất hay không.

“Sau khi up mặt con trai Lido lên, em Huyền cũng nhận được nhiều lời khen từ các mom cũng như là quan tâm đến vết bớt đỏ trên trán con. Nhiều mom có con cũng bị vết bớt đỏ như Lido. Ngay từ khi chào đời, Lido đã có vết bớt đỏ đó rồi. Khi da kề da với con, có 2 đặc điểm của Lido làm cho ba mẹ rất ấn tượng. Một là đôi tai con rất dày và to.

Quang Hải và vợ phát hiện thứ này trên trán con, lo lắng liệu nó có biến mất hay theo con suốt đời?

Hai là vết bớt trên trán con. Vết ấy nhìn bên ngoài như hình bàn tay in trên trán. Lúc đầu, 2 vợ chồng em Huyền cũng lo lắng không biết khi nào vết bớt đó hết. Tuy nhiên bác sĩ trưởng khoa kiểm tra và khám nói là không có gì đáng lo, theo thời gian sẽ hết.

Em Huyền cũng tìm hiểu đợi Lido 1 tuổi có thể can thiệp phương pháp. Đến giờ mình thấy vết ấy cũng mờ rồi, chỉ có khi nào con quấy, mệt, khóc thì vết đó lại đỏ lại”, Chu Thanh Huyền chia sẻ.

Con trai hơn 1 tháng tuổi bị "soi" vết bớt ở chân, Chu Thanh Huyền đáp lời khéo léo tiện thể "flex" về Quang Hải - Ảnh 1.

Con trai Quang Hải bị soi vết bớt ở chân, Chu Thanh Huyền khẳng định con sau này sẽ đá bóng giỏi hơn bố

Tại sao trẻ sơ sinh lại có vết bớt?

Theo thống kê cho thấy, chỉ có 10% trẻ em có vết bớt bẩm sinh. Trong quá trình thai nhi phát triển, sự tăng trưởng của các mô da bất thường sẽ hình thành các vết bớt. Hình dạng và màu sắc của vết bớt là do thiếu nguyên tố vi lượng hoặc phenylalanine, tyrosine trong huyết thanh. Sự thiếu hụt trầm trọng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp sắc tố, dẫn đến xuất hiện các vết bớt.

Các vết bớt thông thường ở trẻ sơ sinh chủ yếu ảnh hưởng đến ngoại hình, thường xuất hiện ở tay, chân, ngực, lưng, không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ về vết bớt dưới đây:

– Vết bớt xanh ở mông

Đây là vết bớt bẩm sinh phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó thường xuất hiện ở vùng hông và mông của trẻ sơ sinh, có thể lan rộng lên toàn bộ lưng, vai, chân. Đây là kết quả của sự tập trung các tế bào sắc tố melanin và thường xuất hiện sau khi trẻ chào đời.

Tuy nhiên, vết bớt xanh vùng mông không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thường mờ dần đi trong quá trình trẻ lớn lên, hiếm khi tồn tại cho tới lúc trưởng thành.

– Vết bớt màu cà phê sữa

Vết bớt này giống với vết bớt xanh vùng mông nhưng có màu giống với cà phê sữa. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường thấy nhiều trên mông. Ban đầu, nó chỉ là các đốm hạt hạnh nhân nhạt nhưng sẽ phát triển khi trẻ lớn lên.

Vết bớt cà phê cũng xuất hiện sau khi trẻ ra đời nhưng thường không rõ ràng ban đầu, nhiều trường hợp chỉ được phát hiện khi trẻ khoảng 2-3 tuổi. Loại vết này thường mờ dần hoặc giảm đi khi trẻ lớn dần nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ là tồn tại suốt đời.

Tuy nhiên, vết cà phê không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và không cần điều trị đặc biệt.

– Vết bớt màu hồng

Vết bớt này còn có một cái tên là “nụ hôn thiên thần”, bởi nó có màu đỏ, thường xuất hiện trên trán, mí mắt và cổ của trẻ em. Tuy nhiên, thực tế nó là kết quả của sự tập trung quá nhiều mạch máu nhỏ trong da.

Khi trẻ em ở trạng thái bình thường hoặc khi ngủ, vết sẽ có màu hồng nhạt, nhưng khi trẻ khóc hoặc sốt, màu sắc sẽ trở nên đỏ hơn do mạch máu tăng lên. Vết bớt hồng thường xuất hiện sau khi trẻ ra đời và phần lớn sẽ mờ dần đi trong khoảng 18 tháng đầu đời, nhưng có những trường hợp vết hồng trên cổ sau đó sẽ mất một thời gian lâu hơn và thậm chí tồn tại suốt đời. Tuy nhiên, vết bớt hồng không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

– Vết bớt hình mạch máu

Đây là một loại vết bớt mà các bậc cha mẹ cần chú ý. Vết bớt này thường ở dạng phẳng hoặc phồng lên, nhìn rõ các tế bào mạch máu bên trong. Mặc dù khá hiếm gặp nhưng nếu nó phát triển lớn trên khuôn mặt, có thể gây mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, nếu vết bớt mạch máu xuất hiện ở vị trí đặc biệt như xung quanh khu vực mắt hoặc mũi, nó có thể ảnh hưởng đến phát triển thị lực hoặc hô hấp, do đó cha mẹ cần phải cảnh giác.